Phim ‘nóng’ của Lindsay Lohan, phim bạo lực ‘Oldboy’ hay phần hai của hoạt hình ‘Bí kíp luyện rồng’ là những cái tên gây chú ý tuần qua.
Lindsay Lohan 'chôm' đồ từ trường quay Nữ diễn viên đã lấy trang sức, quần áo của stylist phim ‘Anger Management’ sau khi có mặt trên trường quay để đóng vai cameo.
Hôm 25/3, Lindsay Lohan tham gia một tập phim sitcom của Charlie Sheen "Anger Management" với vai diễn chính mình. Hai ngày sau, nữ diễn viên có mặt tại sân bay Los Angeles để bay tới Sao Paulo, Brazil với chiếc vòng tay màu sắc được cho là đạo cụ từ trường quay. Nguồn tin trên TMZ cho biết thêm, ngôi sao còn "bỏ túi" một chiếc vòng tay khác, một vòng cổ, kính, giày và một bộ đồ lót làm bằng lụa. |
Lindsay Lohan với chiếc vòng tay màu sắc được cho là lấy từ trường quay "Anger Management". Ảnh: Splash. |
Theo nguồn tin, ngôi sao rắc rối thừa nhận việc lấy đồ của stylist nhưng giải thích, nhà sản xuất cho phép cô được sử dụng chúng và sau đó sẽ trừ vào tiền cát-xê. Trong khi đó, nhiều nguồn tin cho biết thỏa thuận đó chỉ được đưa ra sau khi Lindsay từ chối kê khai và cam kết trả lại đồ cho stylist. Luật sư của nữ diễn viên - Mark Heller - cho rằng nhà sản xuất đang cố tình mượn chuyện này để quảng bá cho phim. Chia sẻ trên trên Daily News hôm 28/3, ông nói: “Lindsay không cần trộm trang sức hay quần áo của bất cứ ai. Cô ấy có nhiều đồ đến mức phải chứa trong một nhà kho. Và Lindsay cũng hiểu cô ấy luôn bị săm soi mọi lúc mọi nơi. Tôi nghĩ họ đang cố gắng để tạo ồn ào để thu hút người xem". Lindsay từng vướng nhiều sự vụ liên quan tới việc trộm cắp. Nữ diễn viên từng ăn cắp chiếc vòng cổ 2.500 USD từ cửa hàng Kamofie & Co ở California. Năm ngoái, khi tham gia "Liz & Dick", ngôi sao 26 tuổi cũng được cho là đã ăn cắp vòng cổ của Liz Taylor và chỉ trả lại khi bị phát giác. |
Hành vi kỳ lạ của Lindsay tại câu lạc bộ ở Brazil. Ảnh: Splash. |
Lindsay đang ở Sao Paulo, Brazil để dự ra mắt một dòng thời trang ở đây. Hôm 28/3, nữ diễn viên bị bắt gặp xuất hiện ở một câu lạc bộ đêm của Brazil. Một người tham gia bữa tiệc cho biết Lindsay từ chối chụp ảnh với mọi người bằng cách chui xuống gầm bàn.
'Bông hồng lai' ngọt ngào của 'Tình người duyên ma'
Davika Hoorne lưu dấu ấn sâu đậm với vẻ đẹp không tỳ vết và khả năng diễn xuất ấn tượng trong phim gây sốt "Pee Mak".
|
Phim Tình người duyên ma với những tình huống gây hài độc đáo đang tạo cơn sốt ở rạp Việt Nam. Tâm điểm phim, nàng Nak xinh đẹp do cô gái 21 tuổi Davika Hoorne đóng, trở thành “cơn gió lạ” mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả. |
|
Davika Hoorne tên đầy đủ là Mai Davika Hoorne và tên thân mật là Mai, cô sinh tháng 5/1992. |
|
Mai cao 1,73m, mang hai dòng máu Bỉ, Thái Lan. |
|
Mai đang là nữ nghệ sĩ rất được quan tâm hiện nay ở Thái Lan. Cô bước chân vào làng giải trí với nghề người mẫu. |
|
Số lượng phim đã đóng chưa nhiều nhưng Mai để lại dấu ấn sâu đậm qua các nhân vật từng thể hiện. |
|
Vẻ đẹp không tỳ vết của cô gái lai 21 tuổi. |
|
Bạn diễn của Mai trong Tình người duyên ma là "Hoàng tử điện ảnh Thái", Mario Maurer. Mario sinh năm 1988, có cha là người Đức, mẹ là người Thái gốc Hoa. Mario Maurer sớm nổi tiếng và có lượng fan đông đảo ở một số nước châu Á. (Xem ảnh của Mario Maurer). |
Hải Lan
Khán giả vừa cười vừa sợ với phim ‘Pee Mak’
Bộ phim kinh dị hài dựa trên câu chuyện dân gian ‘Người vợ ma’ của Thái Lan mang đầy đủ hỉ nộ ái ố đến cho người xem.
Thu về 33 triệu USD tại quê nhà Thái Lan và trở thành bộ phim ăn khách nhất lịch sử nước này, gặt hái 1,3 triệu USD ở Hong Kong và chinh phục khán giả tại các nước như Lào, Myanmar, Singapore, bộ phim kinh dị - hài Pee Mak (tựa Việt là Tình người duyên ma) nhiều khả năng sẽ khiến người hâm mộ Việt Nam say mê. Ngoài sự tương đồng trong bối cảnh, văn hóa châu Á, bộ phim còn đủ sức cuốn hút mọi khán giả với cốt truyện nhiều nút thắt - mở bất ngờ và phong cách hài hước rất “Châu Tinh Trì”. Dựa theo tích truyện lưu truyền trong dân gian Thái Mae Nak Phra Khanong, đạo diễn Banjon Pisanthanakun đưa thêm vào những nét sáng tạo mới đầy ly kì, thú vị để Pee Mak trở nên cuốn hút. Tâm điểm của phim là nàng Nak xinh đẹp (Davika Hoorne thủ vai), người mang bầu chờ chồng là Pee Mak (Mario Maurer) đi đánh trận. Đó là thời kỳ đầu của vương quốc Xiêm, khi mà mọi trai tráng đều phải tòng quân và tại đây, chàng Mak ngốc nghếch nhưng tốt bụng may mắn quen được bốn đồng đội vào sinh ra tử là Ter (Nuttapong Chartpong), Puak (Pongsatorn Jongwilas), Shin (Attrarut Khongrasri) và Aey (Kantapat Permpoonpatcharasuk). |
Mak (phải) bên người vợ xinh đẹp. Ảnh: M.V.P. |
Sau khi hết nhiệm vụ, Mak mời bộ tứ này về làng, nơi anh tin rằng nàng Nak đang ngày đêm mong ngóng. Trở lại Phra Khanong, anh nhận thấy vợ mình vẫn xinh đẹp như ngày nào và còn sinh hạ một cậu nhóc kháu khỉnh. Tuy nhiên, do quá yêu vợ và có bản chất khờ khạo nên Mak không thể thấy được những điều kỳ quái như bốn người bạn của anh. Bộ tứ này nhận thấy Nak có những hành tung kỳ lạ như thể một hồn ma và điều này càng được khẳng định chắc chắn hơn khi mọi người dân trong làng đều xa lánh họ vì cho rằng Nak đã chết từ lâu và ở lại dương gian để quấy nhiễu buôn làng. Do thương bạn, bộ tứ này quyết tâm vạch trần sự thật, dù rằng tất cả đều rất... sợ ma. Liệu nàng Nak kiều diễm có phải là ma không? Nếu là sự thật thì Mak sẽ lựa chọn ra sao? Những chuyện bí ẩn trong làng xảy ra vì sao? Những câu hỏi sẽ chỉ được giải đáp ở cuối Pee Mak, bộ phim kinh dị rùng rợn nhưng đầy ắp tiếng cười. Pee Mak thành công đến vậy ở xứ Chùa Vàng bởi sở hữu mọi yếu tố của một phim bom tấn ăn khách: đạo diễn nổi tiếng - dàn diễn viên ngoại hình ấn tượng - chất giải trí - hiệu ứng truyền miệng tốt. Dù có mác là một phim kinh dị nhưng tông chủ đạo của phim vẫn là vui nhộn, với phong cách hài qua thoại và biểu cảm nhân vật giống những bộ phim được ưa thích của Châu Tinh Trì. Để làm được điều này, không chỉ cần có một kịch bản hài mà còn cần những diễn viên tài năng để chọc cười được khán giả. |
Những nhân vật mang đến sự hài hước cho bộ phim. Ảnh: M.V.P. |
Đạo diễn Banjon may mắn có được điều này với bốn anh chàng Ter - Puak - Shin - Aey, những nhân vật từng cùng ông tham gia các loạt phim kinh dị 4bia và Phobia 2. Sau khi đã chán ngấy với việc làm những tác phẩm chỉ thuần rùng rợn, Banjon nảy sinh ý tưởng cải biên mối tình hai cõi nổi tiếng của Mak và Nak thành một bộ phim kinh dị - hài và đưa bộ tứ siêu quậy trên vào để làm mới tích truyện. Ông thành công khi chỉ cần nhìn qua tạo hình của bốn người đã đủ thấy sự hài hước với những kiểu tóc “độc nhất vô nhị”. Diễn xuất của họ ngộ nghĩnh, có sự tung hứng ăn ý với nhau tạo nên những tràng cười không ngớt cho khán giả, ngay cả trong những trường đoạn căng thẳng hay tình cảm nhất. Có bối cảnh từ thời Xiêm nhưng các nhân vật vẫn rất hiện đại khi thao thao bất tuyệt về các phim như 300, Rocky, nhắc tới Shakespeare hay chêm cả từ tiếng Anh vào thoại, tạo sự thích thú cho khán giả. Sự vui nhộn từ diễn xuất lẫn phong cách “nhảm” ảnh hưởng bởi Châu Tinh Trì của Pee Mak tới Việt Nam sẽ được giữ nguyên nhờ phần dịch rất thoát ý. Nếu như bốn nhân vật phụ siêu hài hước là yếu tố giải trí thì hai nhân vật chính Mak và Nak lại khiến câu chuyện liêu trai thêm phần lãng mạn. Hai diễn viên vào vai chính đều là những diễn viên, người mẫu có tiếng của Thái Lan (hot boy Mario Maurer và người mẫu Davika Hoorne) nhưng khi tham gia Pee Mak, họ chấp nhận hóa trang xấu đi với hàm răng đen và làn da lem nhem. Xem phim, ngoài những cảnh hài hước hay kinh dị, nổi bật hẳn lên vẫn là những giây phút tình cảm của đôi đẹp này. Mối tình ngang trái trên thậm chí còn có thể khiến khán giả rớt nước mắt vì xúc động ở khúc cuối, khi nhận thấy không gì có thể chia rẽ họ. |
"Pee Mak" có nhiều khoảnh khắc lãng mạn giữa hai nhân vật chính. Ảnh: M.V.P. |
Cùng thuộc khu vực Đông Nam Á nên hẳn khán giả Việt Nam cũng sẽ thích thú trước những màn kinh dị trong phim, bởi những mánh khóe được người xưa để lại như “nhìn qua háng thì sẽ biết được ai là người, ai là ma” khá tương tự các truyện dân gian Việt. Từng là đồng đạo diễn phim kinh dị nổi tiếng Shutter nên Banjong rất biết cách hù dọa người xem, với một số trường đoạn sử dụng ánh sáng, tiếng động và yếu tố bất ngờ để khiến khán giả thót tim. Ông còn thể hiện sự khéo léo khi đưa ra những manh mối khắp bộ phim để người xem đoán già đoán non nhưng vẫn chưa thể ghép nên bức tranh hoàn chỉnh mà phải xem hết phim. Thưởng thức Pee Mak sẽ là một trải nghiệm thú vị, khi khán giả có thể cười thoải mái cùng bạn bè, che mặt một cách sợ hãi trước những màn kinh dị nhưng khi bước ra khỏi rạp chắn chắn sẽ là nụ cười nở trên môi bởi đã được xem một bộ phim giải trí lý tưởng. Mang những yếu tố hài - kinh dị nhưng lại rất trẻ trung, mới mẻ và thậm chí còn rất “xì-tin” ở khúc cuối, không ngạc nhiên khi Pee Mak thu về tới hơn 1 tỷ baht ở Thái Lan (khoảng 700 tỷ đồng). Với đủ mọi cung bậc hỉ nộ ái ố, câu chuyện tình cảm động giữa chàng Mak và nàng Nak đã gây cơn sốt ở nhiều nước châu Á và sẵn sàng chinh phục khán giả Việt Nam. Pee Mak (Tình người duyên ma) khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 21/6.
Phim ăn khách nhất lịch sử Thái Lan sắp tới VN
‘Pee Mak’, bộ phim có doanh thu gần 700 tỷ đồng ở xứ sở Chùa Vàng, sẽ chiếu tại các rạp Việt Nam trong tháng 6.
Có sự tham gia của hot boy Thái lai Đức lai Trung - Mario Maurer, Pee Mak (Tình người duyên ma) là bộ phim kinh dị, hài của điện ảnh Thái Lan đạt doanh thu kỷ lục phòng vé. Ra mắt ở xứ Chùa Vàng từ cuối tháng 3, bộ phim đến nay đạt doanh thu 1,1 tỷ bath (khoảng gần 700 tỷ đồng) và trở thành phim ăn khách nhất trong lịch sử phòng vé Thái Lan. Trailer phim "Tình người duyên ma" |
|
Được chuyển thể từ câu chuyện ma nổi tiếng Mae Nak Phra Khanong trong dân gian Thái Lan, Pee Mak lấy bối cảnh Vương quốc Xiêm thời kỳ đầu, khi thanh niên Thái bị buộc phải tòng quân. Pee Mak hay còn gọi là Mak (Mario Maurer) cũng không ngoại lệ, anh phải rời xa người vợ trẻ đang mang thai để ra trận. Trong thời gian đi lính, Mak gặp gỡ và kết thân bốn người đồng đội vào sinh ra tử - Ter (Nuttapong Chartpong), Puak (Pongsatorn Jongwilas), Shin (Attrarut Khongrasri), và Aey (Kantapat Permpoonpatcharasuk). |
"Pee Mak" có doanh thu lên đến 1,1 tỷ bath và lập kỷ lục phòng vé Thái Lan. Ảnh: M.V.P. |
Chiến tranh kết thúc, Mak mời bốn người bạn thân về thăm nhà anh ở làng Phra Khanong. Về đến nhà, Mak giới thiệu với cả nhóm cô vợ xinh đẹp của anh là Nak (Davika Hoorne) cùng đứa con trai mới sinh, bé Dang. Ter, Puak, Shin và Aey quyết định ở lại một thời gian và sống tạm trong căn nhà cũ bên kia sông. Ngày hôm sau, Mak rất bất ngờ khi nghe người dân trong làng đồn rằng vợ anh đã chết khi sinh con. Bốn người bạn của Mak chẳng mấy để ý đến chuyện đó khi biết bà thím Priak, chủ quán rượu trong làng, chính là người tung tin đồn. Tuy nhiên, xác của bà thím Priak được phát hiện trôi dọc bờ sông vài ngày sau đó đã khiến Ter, Puak, Shin và Aey bắt đầu nghi ngờ Nak cùng đứa bé rất có thể đã chết và trở thành hồn ma vất vưởng ở dương gian. Ban đầu, bốn người bạn không dám cho Mak biết vì họ sợ sẽ có kết cục như thím Priak. Mặc dù vậy, tình bạn khăng khít cùng ơn cứu mạng của Mak lúc trước đã giúp họ có dũng khí và cùng nhau tìm cách lôi kéo Mak khỏi Nak… |
Hot boy mang ba dòng máu, Mario Maurer, đóng vai chính trong "Pee Mak". Anh là diễn viên nổi tiếng nhất xứ Chùa Vàng hiện nay. Ảnh: M.V.P. |
Banjon Pisanthanakun, biên kịch và nhà làm phim Thái Lan, được khán giả biết đến lần đầu tiên với phim kinh dị Shutter (2004) và sau đó là Alone (2007). Anh cho biết: “Câu chuyện về nàng Mae Nak được lưu truyền từ rất lâu và sẽ còn tiếp tục. Các phiên bản chuyển thể của câu chuyện đã có rất nhiều, bao gồm cả phim truyền hình lẫn phim điện ảnh. Tôi hy vọng thế hệ trẻ ngày nay sẽ thấy thích thú với bộ phim và hiểu rằng cái chết không thể chia cắt tình yêu của Pee Mak và Mae Nak”. Anh đã bỏ ra một năm rưỡi để hoàn thành kịch bản. Pee Mak có sự tham gia của hot boy Mario Maurer và người đẹp Davika Hoorne. Mario là người Thái lai Đức và rất nổi tiếng ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam qua hai bộ phim The Love of Siam và First Love. Davika Hoorne lại là một người mẫu kiêm diễn viên tiềm năng của Thái Lan với chiều cao 1,73 m. Tình người duyên ma (Pee Mak) sẽ khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 21/6. >> Một số hình ảnh trong phim "Pee Mak"
Hình ảnh trong phim 'Pee Mak'
Ảnh: M.V.P
‘The Lone Ranger’ có 1.300 cảnh quay kỹ xảo
Bom tấn mới của tài tử Johnny Depp ‘ngốn’ của đoàn phim 1000 giờ quay trong 31 tuần ở năm bang khác nhau của nước Mỹ với hàng nghìn diễn viên quần chúng.
Có kinh phí dao động từ 215 triệu tới 250 triệu USD, The Lone Ranger gây chú ý bởi những cảnh quay hành động được dàn dựng công phu với đại cảnh hoành tráng ở miền Tây nước Mỹ. Để có được những hình ảnh mãn nhãn nhất đem lại cho khán giả, đạo diễn Gore Verbinski và đoàn phim đã thực hiện 1.300 cảnh kỹ xảo dưới sự giám sát của Tim Alexander, người từng hợp tác với Gore trong phim hoạt hình Rango. |
Đại cảnh hùng vĩ của phim "The Lone Ranger". Ảnh: Disney. |
Tính tới lúc đóng máy, The Lone Ranger có bốn tháng rưỡi chuẩn bị, ba ngày quay thử, 150 ngày quay chính thức, 31 tuần làm phim ở năm bang khác nhau, 12 lần di chuyển một số lượng người lớn, 3.000 lần thiết lập camera, hơn 1000 giờ quay và một triệu giờ lao động của cả êkíp. Bộ phim yêu cầu nhiều diễn viên, trong đó có Johnny Depp, Armie Hammer hay Ruth Wilson phải đứng trên nóc của đoàn tàu đang chạy với vận tốc 65 km/h. Để hiện thực hóa thế giới của The Lone Ranger qua lăng kính của Gore Verbinski, bộ phận nghệ thuật của cố vấn hình ảnh Mark McCreery đã huy động sáu chỉ đạo nghệ thuật, 11 thiết kế bối cảnh, hai họa sĩ minh họa, một chuyên gia sân khấu, vô số họa sĩ dàn cảnh, hai thiết kế đồ họa, hai người làm mô hình, một điều phối viên nghiên cứu, một trợ lý sản xuất riêng và 274 nhân viên thuộc đội xây dựng. 12 công trình xây dựng với kích thước thật tạo thành thị trấn Colby, Texas được thực hiện ở Rio Puerco, New Mexico, bao gồm ga tàu, chuồng ngựa, quán rượu, nhà cho thuê, ngân hàng, sở cảnh sát và nhiều cửa hàng khác. Khu mỏ Sleeping Man Mine, dựng lên tại vùng núi Creede, Colorado ở độ cao khoảng 2,7 km so với mực nước biển, được thiết kế sao cho hòa chung với những ngôi nhà trong mỏ bạc để lại từ thế kỷ 19. Các công trình mới bao gồm đường hầm tàu hỏa dài 60m với cổng vào cao xây bằng đá thô, một dặm đường ray, đường sắt nền cao và trụ cho xe bò, cộng thêm những chiếc lán của thợ mỏ, dù mới được dựng nhưng tưởng chừng có thể sập xuống bất cứ lúc nào. |
Chiếc mặt nạ của nhân vật John Reid được làm từ da dê. Ảnh: Disney. |
Trong cảnh đầu máy xe lửa bị trật đường ray có khả năng nghiền hai nhân vật Tonto và John Reid thành cám, cố vấn hiệu ứng đặc biệt John Frazier và đồng sự Jim Schwalm cùng các thành viên trong đội đã nâng đầu máy nặng hơn 11 tấn lên sàn phẳng hình tròn nặng 1,8 tấn để dùng dây cáp, xoay và hướng nó xuống một đường ray nặng 4,5 tấn. Thay vì thuê những đoàn tàu có sẵn, yêu cầu của kịch bản buộc nhà sản xuất phải tự dựng lên hai đoàn tàu nặng 250 tấn, và năm dặm đường ray để đoàn tàu chạy trên đó. Một công ty chuyên thi công đường ray và đào hầm ở Albuquerque tên Gandy Dancer vận chuyển hơn 19.000 tấn nguyên vật liệu trên 82 chiếc xe tải hạng nặng từ Blythe, California. 27 tấn hàng gồm bu lông, vòng đệm, đường tránh được chở trên hai chiếc xe tải hạng nặng từ thành phố Kansas và hơn 180 tấn tà vẹt, đinh đóng đường ray được chuyển tới từ Stockton, California. Chiếc mặt nạ của The Lone Ranger có vô số phiên bản và những lần chỉnh sửa, do bộ phận phục trang của Joel Harlow thực hiện với hơn 10 thiết kế khác nhau và bẩy lần điều chỉnh trực tiếp với nam diễn viên Armie Hammer. Phiên bản cuối cùng có thiết kế ôm sát mặt nhân vật John Reid và được làm từ da dê mềm. |
Những mẫu thiết kế trang phục cho các nhân vật trong phim. Ảnh: Disney. |
Thiết kế trang phục Penny Rose có nhiệm vụ đảm bảo sao cho mọi bộ quần áo xuất hiện trong phim đều được làm từ chất liệu đúng với thời điểm và nơi chốn lúc đó, cụ thể là len, cotton và lụa. Không có khóa kéo hay khuy, chỉ có 2 lỗ để luồn dây và tất cả diễn viên nữ dù là quần chúng đều mặc corset. Để khiến trang phục trở nên cũ kỹ một cách thuyết phục, Penny Rose và đoàn phim sử dụng nhiều sáng kiến khác nhau, trong đó có việc vứt chúng cùng với đá sỏi trong máy trộn xi măng, dùng bàn mài pho mát để làm rách và đôi khi dùng cả đèn hàn. Sau khi hoàn thành ngày quay cuối cùng tại thị trấn nhỏ Creede ở Colorado, Johnny Depp tổ chức một buổi ký tặng cho người dân địa phương kéo dài gần bốn tiếng đồng hồ. Mặc dù dân số của thị trấn này chỉ có 290 người nhưng gần 1.000 người không biết từ đâu xuất hiện tại địa điểm ký tặng khiến nơi đây trở nên náo nhiệt hơn ngày thường. The Lone Ranger (Kỵ sĩ cô độc) khởi chiếu tại Việt Nam từ ngày 12/7. Trailer phim "The Lone Ranger" |
|
Nguyên Minh
Leonardo DiCaprio: ‘Gatsby là một nhân vật phi thường’
Tài tử Hollywood cảm thấy nhân vật anh thể hiện trong ‘The Great Gatsby’ giống như khái niệm ‘giấc mơ Mỹ’ được hình tượng hóa, sở hữu những gì mà người đời khát khao.
Khởi chiếu tại Việt Nam từ hôm 28/6, The Great Gatsby, bộ phim chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mỹ F. Scott Fitzgerald, đang thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả yêu điện ảnh. Vai Jay Gatsby được đạo diễn Baz Luhrmann “đo ni đóng giầy” cho tài tử Leonardo DiCaprio. Diễn xuất của nam diễn viên sinh năm 1974 là một điểm sáng của bộ phim, bên cạnh phần hình ảnh mãn nhãn với hiệu ứng 3D. Trailer phim "The Great Gatsby" |
|
Leonardo DiCaprio chia sẻ về nhân vật Jay Gatsby: “Gatsby là một nhân vật phi thường. Tôi cảm thấy anh ấy như khái niệm ‘giấc mơ nước Mỹ’ được hình tượng hóa, sở hữu những gì mà chúng ta khao khát… và làm tất cả chỉ vì tình yêu dành cho một người phụ nữ. Nhưng ngay cả điều đó cũng có thể được hiểu theo nhiều cách: Phải chăng Daisy thực chất chỉ là đại diện cho những giấc mơ của anh? Hay anh thực sự yêu người đàn bà này? Tôi nghĩ rằng anh ấy sở hữu một tình yêu tuyệt vọng nhưng cũng là một con người đang tìm kiếm thứ gì đó để lấp đầy mảnh đời trống rỗng của mình”. |
Nụ cười của Leonardo DiCaprio ở phân đoạn Gatsby xuất hiện đã trở nên nổi tiếng. Ảnh: Warner Bros. |
Đạo diễn Baz Luhrmann cũng cho biết khi nhà nghiên cứu văn học Mỹ James West xem những cảnh Leo đóng Gatsby, ông đã phải thốt lên: “Đây chính là Gatsby. Những nỗi ám ảnh đen tối của Gatsby. Gatsby là người không cho phép bất kỳ ai viết lại kịch bản mà anh ta đã viết sẵn cho cuộc đời mình”. “Những nhân vật như Gatsby luôn gắn liền với bi kịch. Họ theo đuổi những điều không thể đạt tới được và họ không thay đổi. Chúng ta đều biết Fitzgerald rất thích tác phẩm Heart of Darkness của Joseph Conrad (1899), với kết cấu kiểu Orpheus, những cuộc hành trình tới thế giới mà mình chưa biết, ở đó gặp được một quy chuẩn. Quy chuẩn này, trong trường hợp của Gatsby, là không thay đổi, anh sống và chết đi với chữ ‘Daisy’ trên môi. Tuy nhiên trong quá trình đó, anh đem lại nguồn cảm hứng cho những người trần mắt thịt như chúng ta phải làm sao để sống tốt hơn, phải thay đổi bản thân mình và tìm kiếm một cuộc sống có mục đích”, đạo diễn Baz Luhrmann nói. |
Đạo diễn Baz Luhrman đang chỉ đạo hai diễn viên Leonardo DiCaprio và Carey Mulligan trong một cảnh quay. Ảnh: Warner Bros. |
Bản thân Leonardo DiCaprio cho hay anh nghĩ điều hấp dẫn nhất ở The Great Gatsby là những chi tiết mà tiểu thuyết không nói đến và những chi tiết bỏ ngỏ ở Đại gia Gatsby. Carey Mulligan, người thủ vai tình yêu tuyệt vọng Daisy của Gatsby, nói về nhân vật của mình: “Daisy là một người sống thiên về tư tưởng. Cô ấy muốn được bảo vệ, an toàn và ổn định. Nhưng đồng thời cô cũng muốn có một thiên tình sử” (xem video). Mới đây, chuyên gia kỹ xảo Chris Godfrey tung ra clip dài gần bốn phút hé lộ hậu trường của The Great Gatsby. Trong clip này, khán giả sẽ nhận ra rằng những khung cảnh đẹp như mơ của bộ phim thực ra được quay ở những bối cảnh khá đơn giản với phông nền xanh chằng chịt. Tuy nhiên, qua quá trình xử lý lại trở nên lung linh, lộng lẫy. Clip này khẳng định sức mạnh của công nghệ làm phim hiện nay của Hollywood có thể “hô biến” những bối cảnh thô sơ trở thành những tòa lâu đài lộng lẫy (xem video). |
Bãi đất trống (ảnh trên) được "hô biến" thành tòa lâu đài lộng lẫy mà Daisy sống. Ảnh: Warner Bros. |
Leonardo DiCaprio tâm sự thêm về việc một bộ phim chuyển thể từ văn học như The Great Gatsby được làm 3D: “Ý tưởng về việc làm phim 3D khiến tôi thấy rất thú vị. Thật ra Baz Luhrmann muốn tạo ra một tác phẩm gần như sân khấu. Chúng ta đã xem rất nhiều phim 3D, những bộ phim hành động hoành tráng, ngoạn mục nhưng sử dụng 3D cho một phim kịch nghệ thì sẽ rất độc đáo bởi vì cảnh phim giống như ở sân khấu. Bạn thực sự cảm thấy khoảng cách giữa các nhân vật và bạn có thể cảm thấy sự căng thẳng ở họ” (xem video). “Có rất nhiều cảnh ở cuối phim mà 3D đóng một vai trò quan trọng, nhờ đó bạn có thể hiểu được sự căng thẳng và các nhân vật trong phòng đứng gần nhau thế nào. 3D, từ góc độ nghệ thuật, được sử dụng một cách sáng tạo trong bộ phim này. Đó là một sự phấn khích mới mẻ mà tôi và Baz mang đến cho phim 3D cũng như tác phẩm này”, tài tử nói tiếp.
Quá trình chuyển sang 3D của ‘Công viên kỷ Jura’
Steven Spielberg và gần 700 nghệ sĩ mất 9 tháng để tái hiện câu chuyện về những chú khủng long rất ăn khách 20 năm về trước sang không gian ba chiều.
Khi Steven Spielberg lần đầu quay bộ phim Jurassic Park vào năm 1992, diễn viên và đoàn phim của ông rất may mắn khi được trang bị một tấm phông màn kỹ xảo 3D mà Stan Winston dùng để dựng lên khủng long, giúp các diễn viên tạo cảm hứng khi diễn xuất. Cùng với kỹ thuật CG đột phá và những khoảnh khắc kịch tính, bộ phim tạo ra những trải nghiệm đa giác quan một cách tự nhiên nhất khi thực hiện chuyển thể. Trailer phim "Công viên kỷ Jura 3D" |
|
Dù là chuỗi cảnh hành động như cuộc chiến của con khủng long bạo chúa T-rex hay cảnh trầm tư yên lặng của giáo sư Sattler và John Hammond nói chuyện khi ăn kem, Spielberg đã tạo ra những cảm giác đa chiều về mặt hình ảnh với độ rộng, sâu nhất định. Khi được xử lý, những lựa chọn ban đầu của đạo diễn giúp khá nhiều cho hãng Stereo D khi studio chuyển thể nội dung bộ phim sang hình ảnh 3D lập thể. |
"Công viên kỷ Jura" gắn với tuổi thơ của rất nhiều khán giả 8x. Ảnh: Universal. |
Để chuyển hoá bộ phim hành động phiêu lưu hoành tráng này, 700 nghệ sĩ phải làm việc độc lập trên từng chi tiết nhỏ trong mỗi khung hình, gia tăng hiệu ứng chiều sâu cho mỗi cảnh quay và tái định dạng kích thước sang 3D để phủ kín màn hình. Trong quá trình chuyển thể, Spielberg thận trọng không can thiệp quá sâu vào các cảnh hay tạo thêm hiệu ứng âm thanh mới vào bản gốc. Thay vào đó, mục tiêu là tăng chất lượng định dạng laser-focused (dạng gói). Dù chính Spielberg đã thêm mưa vào tiền cảnh khi lần đầu tiên khán giả nhìn thấy T-rex hay các mảnh vụn rơi hướng vào mắt người xem khi va vào cây, mục đích của ông là làm mọi người chú ý đến những gì ở trước và sau máy quay. |
Hình ảnh khủng long bạo chúa T-rex sẽ khiến khán giả giật mình khi xem ở định dạng 3D. Ảnh: Universal. |
Việc chuyển thể Jurassic Park sang 3D mất 9 tháng để hoàn thành. Hãng Stereo D gần như xé nhỏ từng trường đoạn phim, căn chỉnh và điều phối lại âm thanh, màu sắc, ánh sáng của mỗi khuôn hình để đảm bạo đạt được độ sâu vừa ý. Để chất lượng của phiên bản 3D đạt yêu cầu cao nhất, họ sử dụng phần mềm tối tân mang tên VDX giúp các hiệu ứng chi tiết khác như khói, mưa, tia sáng… trở nên có hồn hơn. Ngoài ra, còn hàng trăm hiệu ứng khác mà phần mềm này mang lại và giúp cho đoàn phim cải thiện từng khung hình. Sau khi công đoạn chuyển hóa 3D kết thúc, toàn bộ êkíp còn phủ một lớp vẽ rất mỏng và tinh tế lên toàn bộ bản phim để cho mỗi khuôn hình đạt chất lượng tuyệt đối về mặt thị giác. |
Steven Spielberg và êkíp 700 người mất 9 tháng để đưa "Jurassic Park" từ 2D sang 3D. Ảnh: Universal. |
Đại diện của hãng Universal cho biết: “Cùng với sự thay đổi công nghệ, cách thể hiện câu chuyện của các nhà làm phim cũng thay đổi theo đó, công nghệ 3D mang đến cho khán giả cái nhìn và cảm nhận về Jurassic Park theo cách mà Steven Spielberg nhìn nhận trong tiềm thức mình khi quay bộ phim này. Cách thể hiện đó không chỉ cho phép khán giả từng theo dõi bộ phim năm 1993 có một chuyến du hành hoài cổ mà nó còn cho những khán giả mới có cơ hội trải nghiệm một chuyến đi kỳ thú qua màn ảnh rộng”. Phiên bản 3D của Công viên kỷ Jura đã khởi chiếu tại Việt Nam từ hôm 7/6.
Câu chuyện rùng rợn có thật của ‘Mật mã Dyatlov’
Bộ phim ly kỳ đang chiếu rạp VN được dựa trên câu chuyện về 9 nhà thám hiểm trẻ bị mất tích và tìm thấy khi đã chết một cách bí ẩn vào năm 1959.
Mật mã Dyatlov tái hiện câu chuyện gây tranh cãi trong giới khoa học về 9 sinh viên trẻ đi trượt tuyết trong kỳ nghỉ ở dãy núi Ural, Nga và không bao giờ trở lại. Cuối cùng, thi thể của họ được tìm thấy – 5 thi thể đông cứng ở căn lều rách nát, 4 thi thể khác được tìm thấy ở khoảng cách khá xa, mang trên mình thương tích bí ẩn như người bị vỡ đầu, người bị mất lưỡi, người bị vùi lấp trong tuyết trắng. Trailer phim "Mật mã Dyatlov" |
|
Dường như cả nhóm đột ngột rời khỏi lều lúc nửa đêm. Họ không đi giầy trượt, không đem theo thực phẩm hay quần áo ấm, đi xuống dốc về phía khu rừng và nơi họ dừng chân có nhiệt độ xuống tới âm 30 độ - không phải là nơi thích hợp mà con người có thể sống sót. Sau đó, các điều tra viên đưa ra lời giải thích rằng cả nhóm đã bị giết bởi “một thế lực bí hiểm” và rồi ngừng điều tra với con dấu “tuyệt mật” trên hồ sơ vụ việc. “Nếu tôi có thể cầu xin Chúa một điều thì đó sẽ là câu trả lời cho câu hỏi chuyện gì đã thực sự xảy ra với các bạn tôi vào cái đêm định mệnh đó?”, Yury Yudin, thành viên thứ 10 của cuộc thám hiểm, do bị ốm nên đã quay về vài ngày sau khi khởi hành chuyến đi. Số phận những người bạn ông vẫn còn là một bí ẩn đau thương. |
Yury Yudin (giữa) đang tạm biệt các bạn để trở về vì bị ốm khi chuyến đi mới bắt đầu. Trưởng đoàn, Igor Dyatlov (ngoài cùng bên trái) đang nhìn theo. |
Yudin và 9 người bạn khởi hành chuyến đi vào ngày 23/1/1959. Đích đến của họ là đỉnh Otorten ở phía bắc Ural. Anh và 8 sinh viên khác đến từ Đại học Bách khoa Ural ở Ekaterinburg, nằm trong khu vực Sverdlovsk, cách Moscow 1.900 km về phía đông. Hồi đó, thành phố này vẫn được gọi là Sverdlovsk, là nơi Sa hoàng và gia đình ông đã chết sau cuộc Cách mạng Nga. Thập kỷ 1950 chứng kiến sự bùng nổ trào lưu “du lịch thể thao” ở Nga, khi đất nước bắt đầu thoát khỏi thời kỳ hậu chiến với chính sách thắt lưng buộc bụng. Sự kết hợp du lịch với các môn thể thao như trượt tuyết, leo núi, phiêu lưu mạo hiểm là một cách giúp cư dân Xô Viết cũ thoát ra những gánh nặng lo toan của cuộc sống hàng ngày, gần gũi với thiên nhiên và dành thời gian bên những người bạn thân thiết. Nhóm sinh viên trường Bách khoa Ural là các thành viên có kinh nghiệm của CLB Du lịch thể thao do Igor Dyatlov, 23 tuổi, dẫn đầu và thực hiện chuyến thám hiểm bằng trượt tuyết và leo núi. Lộ trình của họ sẽ dẫn tới đỉnh Otorten ở độ cao hơn 1.100 m trên mực nước biển, được gọi là “Tuyến 3” – lộ trình nguy hiểm nhất vào thời gian đó của năm. Đến ngày 23/1, nhóm 10 người bắt đầu chuyến thám hiểm dự kiến kéo dài 3 tuần xuyên quốc gia. Họ đi tàu hỏa đến Ivdel vào ngày 25/1, sau đó chuyển sang xe tải tới Vizhai, là điểm dừng chân cuối cùng ở vùng đồng bằng trước khi bắt đầu leo núi Otorten. Họ bắt đầu leo núi ngày 27/1. Tuy nhiên, đến ngày 28/1 thì Yudin bị bệnh và phải quay về nên 9 người còn lại tiếp tục cuộc hành trình mà không có anh. Yudin không bao giờ ngờ rằng đó là lần cuối cùng anh nhìn thấy các bạn của mình còn sống. Theo kế hoạch, cả nhóm sẽ trở lại Vizhai vào ngày 12/2/1959 và từ địa điểm đó Dyatlov sẽ gửi một bức điện tín đến câu lạc bộ Thể thao của trường để thông báo rằng họ đến nơi an toàn. Chẳng ai nghi ngờ rằng sẽ không có bức điện tín đó như dự định vì các thành viên của nhóm đều là những vận động viên trượt tuyết rất kinh nghiệm. |
Thi thể của 9 nạn nhân được tìm thấy và không rõ nguyên nhân gây ra cái chết. |
Đến ngày 20/2, vì những người thân của các sinh viên tỏ ra rất lo lắng nên nhà trường cử một đội tìm kiếm và cứu hộ bao gồm các giáo viên và sinh viên tình nguyện của trường, tiếp theo đó là lực lượng cảnh sát và quân đội vào cuộc, cùng với máy bay và trực thăng. Các tình nguyện viên cứu hộ tìm thấy chiếc lều bị bỏ hoang vào ngày 26/2. “Chúng tôi phát hiện ra căn lều rách nát và bị tuyết phủ. Cái lều trống rỗng, với tất cả đồ dùng, giày dép của nhóm bị bỏ lại”, ông Mikhail Sharavin, tình nguyện viên nói. Chiếc lều bị cắt từ bên trong và vết mở đủ lớn cho một người chui qua. Những dấu chân được phát hiện sâu dưới tuyết bởi những người hoặc mang tất, hoặc đi một chiếc giày hoặc hoàn toàn chân trần. Các dấu chân đều phù hợp với cỡ chân các thành viên của nhóm. Các dấu chân dẫn xuống dốc về phía rừng và biến mất sau khoảng cách 500m. Cách lều khoảng 1,5 km, bên bìa rừng và dưới một cây thông cao, 2 thi thể đầu tiên được phát hiện, đi chân trần và mặc quần áo lót. Bàn tay họ bị cháy sém và gần đó là đống lửa tàn. Dấu vết cành cây bị gẫy ở độ cao 5m cho thấy một người đã leo lên đó để tìm kiếm một thứ gì đấy và các cành cây gẫy khác nằm rải rác trên tuyết. Ở khoảng cách 300m tiếp theo, thi thể của Dyatlov được tìm thấy, anh nằm sấp, hướng mắt nhìn về phía trại và một tay nắm chặt cành cây. Thêm 180 m nữa về phía lều là thi thể của hai người nữa, dường như cố gắng lết về căn lều bằng sức lực cuối cùng của họ. Các bác sĩ cho biết cả 5 người đã chết vì bị giảm thân nhiệt. Chỉ có một chàng trai không bị bất kỳ thương tích nào khác ngoài đôi tay bị bỏng, hộp sọ bị vỡ, mặc dù đây không được coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của anh. Phải mất hai tháng để xác định vị trí thi thể của 4 người còn lại bởi những thi thể này được tìm thấy bị chôn vùi sâu 4m dưới tuyết và ở khoảng cách 75m từ cây thông. Cả bốn có lẽ đã tử vong do bị chấn thương. Có người hộp sọ bị vỡ, có người bị gãy xương sườn và mất cả lưỡi. Tuy nhiên, các thi thể cho thấy không có vết thương phần mềm bên ngoài. Mặc dù còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp, cuộc điều tra đã khép lại vào cuối tháng và hồ sơ vụ này được gửi đến cơ quan lưu trữ bí mật. Câu chuyện còn kỳ bí hơn khi những người trượt tuyết và các nhà thám hiểm khác bị cấm vào khu vực này trong 3 năm tiếp sau đó. |
Một cảnh trong "Mật mã Dyatlov", bộ phim làm dựa trên câu chuyện về "Đèo Dyatlov", đang chiếu tại các rạp ở Việt Nam. Ảnh: A Company. |
Kể từ khi có thêm nhiều chi tiết về thảm kịch được phát hiện trong thập niên 1990, các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm kiếm câu trả lời. Nhà báo Anatoly Guschin, một trong những người đầu tiên nghiên cứu hồ sơ gốc, vẫn quả quyết rằng một số trang và cả một phong bì được đề cập đến trong hồ sơ đã biến mất một cách bí ẩn. Năm 1999, ông xuất bản cuốn sách mang tên Giá của những bí mật quốc gia là 9 mạng người, đặt ra giả thuyết liên quan đến các cuộc thử nghiệm vũ khí quân sự bí mật và sự che giấu của chính phủ. Lev Ivanov, trưởng ban điều tra vụ việc này ban đầu, bổ sung sự kiện vào giả thuyết này khi ông được yêu cầu chôn vùi vụ việc, dù Ivanov vẫn tiếp tục tin rằng đĩa bay UFO và người ngoài hành tinh đứng sau toàn bộ vụ việc. Năm 2000, một hãng truyền hình trong khu vực thực hiện bộ phim tài liệu về vụ này và nhà văn Nga, Anna Matveyeva, đã xuất bản một tác phẩm bán hư cấu về các sự kiện trong cuốn sách Đèo Dyatlov của bà. Những gì xảy ra vào cái đêm năm 1959 có thể không bao giờ được biết đến nhưng Dyatlov và các bạn đồng hành của anh chắc chắn không hề bị lãng quên. Địa điểm mà nhóm đã dựng trại lần cuối trước khi họ qua đời được chính thức đặt tên là “Đèo Dyatlov”. Đạo diễn Renny Harlin tâm sự về tác phẩm dựa trên câu chuyện rùng rợn này mà mình vừa thực hiện: “Tôi rất sốc khi biết về những câu chuyện kỳ lạ xảy ra với nhóm của Dyatlov vào năm 1959. Đó là câu chuyện không thể hư cấu, nó vừa đáng sợ lại vừa thông minh. Các nhân vật rất chân thực. Việc dựng phim, hình ảnh sẽ tạo nên một tác phẩm thú vị. Mục tiêu của tôi là đem đến bất ngờ cho khán giả để khi rời khỏi rạp họ cảm thấy rung động như vừa tham gia vào một chuyến đi huyền bí và có những cảm nhận mạnh mẽ từ giác quan thứ sáu”. Nguyên Minh
Hình ảnh từ vụ án 'Đèo Dyatlov'
Hình ảnh trong phim 'Mật mã Dyatlov'
Tin liên quan
Hậu trường điện ảnh
'Bông hồng lai' ngọt ngào của 'Tình người duyên ma'
|
1. The Canyons (xem trailer). Bộ phim đánh dấu sự trở lại màn ảnh rộng của Lindsay Lohan vừa tung trailer đầu tiên hé lộ nhiều cảnh sex giữa cô và bạn diễn là ngôi sao phim khiêu dâm James Deen. |
|
2. Saving Mr. Banks (xem trailer). Tác phẩm nói về nữ nhà văn P.L. Travers lặn lội từ Anh sang Hollywood gặp Walt Disney để mời ông chuyển thể cuốn sách "Mary Poppins" của mình lên phim. Tom Hanks vào vai Walt Disney còn Emma Thompson đóng vai nữ nhà văn Travers. |
|
3. The Frozen Ground (xem trailer). Bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật ở nước Mỹ vào thập niên 1980 khi một tên sát nhân vùng Alaska hẻo lánh bắt cóc, tra tấn và giết chết nhiều cô gái trẻ ở độ tuổi 17 đến 21. Phim có sự tham gia của Vanessa Hudgens. |
|
4. Oldboy (xem trailer). Bộ phim được làm lại từ tác phẩm cùng tên rất nổi tiếng của điện ảnh Hàn Quốc năm 2003. Tài tử Josh Brolin vào vai chính. Trailer phim hé lộ nhiều cảnh bạo lực đẫm máu. |
|
5. Tình người duyên ma (xem trailer). Dù đã chiếu được hơn hai tuần nhưng bộ phim điện ảnh ăn khách nhất lịch sử Thái Lan vẫn rất hot tại Việt Nam và được chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội. |
|
6. The Lone Ranger (xem trailer). Bom tấn mới của tài tử Johnny Depp ra rạp tại Việt Nam tuần qua cũng nhận được sự quan tâm của khán giả yêu điện ảnh. |
|
7. How to Train Your Dragon 2 (xem teaser). Phần tiếp theo của bộ phim hoạt hình 3D ăn khách năm 2010 tiết lộ cảnh quay đầu tiên đẹp mắt. |
|
8. Seventh Son (xem trailer). Bộ phim thần thoại được chuyển thể từ tiểu thuyết "The Spook's Apprentice". Nữ diễn viên Julianne Moore vào vai mụ phù thủy xinh đẹp trong phim. |
|
9. Out of the Furnace (xem trailer). Tác phẩm mới của "Người Dơi" Christian Bale với sự góp mặt của dàn sao như Zoe Saldana, Samuel L. Jackson, Casey Affleck, Forrest Whitaker, Willem Dafoe, Woody Harrelson. |
|
10. The Lifeguard (xem trailer). Bộ phim hài, tâm lý dành cho phái nữ với sự tham gia của minh tinh Kristen Bell. Tác phẩm này từng được chiếu tại LHP độc lập Sundance hồi tháng 1. | | | | |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét